Bạn có biết đến hình thức so sánh “more better” hoặc “less worse”? Nếu như bạn chọn một trong hai hình thức này thì bạn cần phải lưu ý đến việc so sánh trong Anh ngữ và bài học dưới đây rất hữu ích cho bạn bởi vì cả hai hình thức so sánh nói trên đều sai. Trong bài này chúng ta tập trung đến hình thức so sánh cao hơn (comparatives) và cao nhất (superlatives) với những vấn đề sau:
– Thành lập so sánh hơn và cao nhất.
– Không dùng vừa hình thức “-er”, “-est” vừa more, vừa the most cho cùng một từ.
– Tránh dùng so sánh cao nhất trong trường hợp chỉ so sánh hai người, hai vật.
– Tránh so sánh với những từ không có hình thức so sánh.
– Các hình thức so sánh kép (double comparatives) thông dụng.
– Lẫn lộn giữa like/ alike và like/ as.
1) Thành lập so sánh hơn và cao nhất
* Với tính từ, trạng từ đơn tiết, một vần (monosyllable), ta thêm “-er” vào cuối từ cho trường hợp so sánh hơn và thêm “-est” cho trường hợp so sánh cao nhất.
– Tính từ hoặc trạng từ + er + than (so sánh hơn)
– The + tính từ hoặc trạng từ + est (so sánh nhất)
* Với tính từ, trạng từ nhiều âm tiết (polysyllable), ta dùng more (so sánh hơn) và the most (so sánh cao nhất) đặt ngay trước tính từ hoặc trạng từ.
– More + tính từ hoặc trạng từ + than
– The most + tính từ hoặc trạng từ
Cần chú ý đến một số ngoại lệ như trạng từ early (sớm) có hai âm tiết nhưng lại có hình thức so sánh là earlier và the earliest, trong khi trạng từ quickly (nhanh) thì more quickly và the most quickly.
Một số lưu ý khi thành lập hình thức so sánh hơn và cao nhất:
+ Với những từ tận cùng bằng “-e”, ta chỉ thêm “-r” hoặc “-st”.
Thí dụ: fine (đẹp, tinh vi), finer (đẹp hơn), the finest (đẹp nhất).
+ Các từ đa âm tiết nhưng tận cùng bằng “-y” và trước “-y” là một phụ âm thì cũng xem như từ một âm tiết, nhưng phải đổi “-y” thành “-i” trước khi thêm “-er” và “-est”.
Thí dụ: lovely (đáng yêu), lovelier, the loveliest.
+ Những từ 2 âm tiết nhưng tận cùng bằng “-le”, “-er”, “-ow” đều được xem như từ một âm tiết khi thành lập so sánh hơn và cao nhất.
Thí dụ: simple (đơn giản), simpler, the simplest; tender (mềm, dễ vỡ), tenderer, the tenderest; narrow (hẹp), narrower, the narrowest.
+ Với những từ một âm tiết mà tận cùng là một phụ âm, trước đó là một nguyên âm thì ta gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm “-er” và “-est”.
Thí dụ: big (to, lớn), bigger, the biggest; hot (nóng), hotter, the hottest; fat (mập, béo), fatter, the fattest.
+ Những từ được thành lập do thêm tiền tố (prefix) thì vẫn áp dụng hình thức so sánh của từ gốc, cho dù vì thêm tiền tố mà từ đó có thêm nhiều âm tiết.
Thí dụ: unhappy (không hạnh phúc), unhappier, the unhappiest.
+ Những từ sau đây không có most đứng trước vì bản thân chúng đã chứa sẵn “most” rồi:
Thí dụ: foremost (đầu tiên, trước hết), aftermost (cuối cùng, sau hết), furthermost (xa hơn hết), uppermost (cao nhất, quan trọng hơn hết), outermost (ở ngoài cùng),…
+ Một số từ nhiều âm tiết nhưng cho phép ta sử dụng một trong hai hình thức so sánh: “-er”, “-est” hoặc more và the most.
Thí dụ: common (chung), commoner, the mommonest hoặc more common, the most common,…
+ Những từ bất quy tắc trong hình thức so sánh hơn và cao nhất:
Tính từ
Thể nguyên | So sánh hơn | So sánh cao nhất |
– good (tốt) | – better | – the best |
– bad (xấu) | – worse | – the worst |
– little (nhỏ, bé bỏng) | – less | – the least |
– many (nhiều) | – more | – the most |
– much (nhiều) | – more | – the most |
– far (xa) | – father
– further |
– the farthest
– the furthest |
– old (cổ, cũ, già) | – older
– elder |
– the oldest
– the eldest |
Trạng từ
Thể nguyên | So sánh hơn | So sánh cao nhất |
– well (hay, tốt) | – better | – the best |
– badly (tồi, xấu) | – worse | – the worst |
– late (muộn, chậm) | – later | – the last |
– little (ít, một chút) | – less | – the least |
– much (nhiều) | – more | – the most |
– far (xa, nhiều) | – farther
– further |
– the farthest
– the furthest |
2) Không dùng vừa hình thức “-er”, “-est” vừa more, the most cho cùng một từ
– My father worked the most hardest of any person I ever knew. (Sai)
Chúng ta không được vừa dùng the most, vừa dùng hardest. Câu này phải viết lại:
– My father worked the hardest of any person I ever knew.
Cha tôi làm việc cực nhọc nhất trong bất kì người nào mà tôi biết.
3) Tránh dùng so sánh cao nhất trong trường hợp chỉ so sánh hai người, hai vật:
Khi chỉ so sánh giữa hai người hoặc hai vật, ta không dùng so sánh bậc cao nhất. Thí dụ, ta không nói: The funniest of the two men was William. Vì chỉ có hai người: William và một người không được nêu tên mà William ngộ nghĩnh hơn nên ta phải dùng so sánh bậc hơn, ta viết:
– The funnier of the two men was William.
Người ngộ nghĩnh hơn trong hai người là William.
4) Tránh so sánh với những từ không có hình thức so sánh:
Có một số từ mà theo nghĩa, thì không thể có “cấp” để so sánh. Thí dụ: unique có nghĩa: duy nhất, vô song, thì ta không thể nói rằng một vật nào đó là “more unique” hơn các vật khác. Một số từ khác:
– Absolute (tuyệt đối, không hạn chế)
– Immortal (bất tử, bất diệt)
– Universal (chung, thuộc vũ trụ)
– Supreme (tối cao)
– Triangular (ba cạnh, ba phe, ba bên)
– Monthly (hàng tháng),…
Nếu cần bổ nghĩa, nhấn mạnh thêm cho những từ này thì thông thường, người ta dùng những trạng từ như: very, largely, quite,…
– This is a very unique movie.
Đây quả là một phim vô song.
5) Các hình thức so sánh kép (double comparatives) thông dụng :
+ “-er” and “-er” hoặc more and more + adjective : càng ngày … càng, mỗi lúc một … hơn.
+ less and less + adjective: càng ngày càng kém, mỗi lúc một kém.
+ the + adjective + er …., the + adjective + er hoặc the more + adjective …, the more + adjective: càng … càng.
Trong mẫu câu: the more …, the more …, có khi hai vế không cùng một loại tính từ một âm tiết hay nhiều âm tiết, có khi vế trước tính từ, vế sau động từ hoặc danh từ…
– The bigger the house is, the more money it will cost.
Ngôi nhà càng lớn thì tốn tiền càng nhiều.
– The more leisure he has, the happier he is.
Càng thư nhàn nhiều, anh ấy càng hạnh phúc hơn.
+ the less + adjective …, the less + adjective: Càng ít … thì càng ít; càng kém … thì càng kém.
+ … rather than …: … hơn là …
+ … had better … : … nên … thì hơn.
6) Lẫn lộn giữa like / alike và like/ as:
Đây là một trong những cách dùng dễ bị lẫn lộn nhất, khi dùng alike thay vì mẫu câu cần đến like, hoặc dùng like thay vì as.
Alike là tính từ có nghĩa: tương tự nhau, giống nhau, giống lẫn nhau (like each other). Like ngoài chức năng động từ (thích, ưa thích), danh từ, liên từ và giới từ (như thể, giống nhau, tương tự), khi làm tính từ cũng có nghĩa là giống nhau.
– They think all politicians are alike.
Họ cho rằng mọi chính khách đều giống nhau.
– He’s like his brother.
Anh ấy giống người em trai của mình.
Lưu ý:
Ta không dùng alike đứng trước một danh từ mà dùng similar hoặc identical (đều là tính từ có nghĩa: giống hệt nhau) thay thế.
Về like và as, cần nhớ là trong hình thức so sánh, like được đặt trước một danh từ hay đại từ trong các tình huống so sánh đơn giản, còn as thì được theo sau bằng một mệnh đề.
– David, like John, was a student.
David, cũng như John, là sinh viên.
– As the forecaster predicted, it rained all day.
Như các nhà dự báo thời tiết tiên đoán, trời đã mưa suốt cả ngày.
As cũng thường được dùng sau một số động từ như kiểu: classify as, serve as, identify as, use as, be known as…