Các bài thi trắc nghiệm tiếng Anh chủ yếu trắc nghiệm về khả năng ngữ pháp và cách dùng tiếng Anh (English grammar and usage). Có hai loại câu hỏi thông dụng:
1) Sentence completion (hoàn chỉnh câu): đề thi đưa ra một câu chưa hoàn chỉnh, trong đó, một hay một vài phần được bỏ trống. Theo sau là đáp án, thường liệt kê 4 từ hoặc cụm từ. Thí sinh sẽ chọn trong số những đáp án đưa ra, đáp án nào là chính xác để hoàn tất câu hợp với cú pháp và hợp lý nhất.
Thí dụ: choose the word or phrase (A, B, C or D) that best fits the blank space in the sentence. (Hãy chọn từ hoặc cụm từ (A, B, C hoặc D) thích hợp nhất cho khoảng trống của câu.)
It’s … to day.
|
|
|
|
Với câu này, ta chọn B là đúng. Câu C thì sai trật tự từ. Câu A sai vì so có thể đứng trước tính từ để nhấn mạnh như trong câu “He was so busy” (Anh ấy bận rộn đến thế) hoặc trong câu trên đây nếu không có day thì đúng: It’s so cold day. Còn trong trường hợp ở đây, khi cold giữ vai trò thuộc ngữ cho danh từ day, ta phải dùng such thay cho so. Thí dụ ta nói “Helen was such a nice girl” chứ không nói “Helen was so a nice girl” nhưng có thể nói “Helen was so nice”. Một điểm dễ nhớ: so là trạng từ nên sau nó là tính từ hoặc trạng từ; còn such là tính từ nên sau nó phải là danh từ.
Để trả lời cho câu hỏi loại này, ta cần chú ý:
– Nếu các đáp án khá ngắn, ta nên liếc nhanh toàn bộ để có khái niệm về những thiếu sót của câu. Cái “liếc” này thường có thể giúp ta phân nhóm câu hỏi thuộc loại parallel structure, verb forms, word order,…
– Nếu các đáp án dài và phức tạp, ta hãy bắt đầu bằng việc đọc cả câu. Không nên phân tích từng từ một, nhưng khi đọc hãy cố hình thành diện mạo cấu trúc cả câu: có bao nhiêu mệnh đề trong câu? Mỗi mệnh đề đã có đủ chủ ngữ và động từ hay chưa? Đã có liên từ kết nối các mệnh đề với nhau? Còn phần nào thiếu sót?…
– Nếu chưa tìm được đáp án ngay, cố gắng giải đáp bằng phương án loại trừ, tức loại dần những đáp án không hợp lý. Đó là các đáp án:
+ Còn thiếu những từ hoặc cụm từ thiết yếu khiến cho câu chưa hoàn chỉnh.
+ Bao gồm những từ hay cụm từ không cần thiết.
+ Một phần của đáp án sai ngữ pháp khi điền vào toàn câu.
Sau khi đã loại trừ, hãy đọc lại cả câu vói đáp án – hay những đáp án – còn lại. Nếu đáp án nào “có vẻ không đúng” thì có lẽ đáp án đó không đúng thật. Còn nếu vẫn không quyết định được, thì hãy “đoán” và tiếp tục qua câu khác.
2) Error identification (nhận diện sai sót): Câu hỏi thường đưa ra 4 từ hay cụm từ được gạch dưới (underline). Thí sinh sẽ nhận diện trong số những đáp án đưa ra, đáp án nào là sai, cần phải viết lại để câu được hoàn chỉnh.
Thí dụ: Choose the underlined word or phrase (A, B, C or D) that needs correcting. (Hãy chọn từ hoặc cụm từ được gạch dưới, cần phải điều chỉnh lại cho đúng).
Helen insisted on (A) having her hair cut, dyed (B), and on a manicure (C) as well as (D)
Đáp án đúng của cây này là D vì ở vị trí giữa câu ta dùng as well as là chính xác. Thí dụ: He is a talented musician as well as being a painter (anh ấy không chỉ là một họa sĩ mà còn là một nhạc sĩ tài ba). Tuy nhiên, khi ở vị trí cuối câu thì ta không dùng as well as mà chỉ là as well; chẳng hạn She owns a motorcycle and a bicycle as well.
Để trả lời câu hỏi loại này, ta cần chú ý:
– Đừng bao giờ chỉ tập trung đọc những từ hay cụm từ được gạch dưới, bởi vì những từ hay cụm từ đó thường chỉ sai hoặc không hợp lý khi đặt vào ngữ cảnh của toàn câu.
– Không trả lời câu hỏi cho đến khi đã đọc toàn bộ cả câu.
Với câu hỏi tương đối dễ, thí sinh có thể trả lời ngay để tiếp tục qua câu khác. Nếu chưa tìm được điểm sai sót ngay, hãy đọc lại toàn câu và lần này hãy chú ý đến những từ, cụm từ được gạch dưới. Thông thường trong cách đọc hàng ngày, chúng ta có thói quen liếc nhanh qua các tiểu từ như mạo từ, giới từ vì những từ này không chứa thông tin. Tuy nhiên, trong bài thi trắc nghiệm, đây là những phần có thể chứa sai sót nên ta cần lưu ý.
Những câu trắc nghiệm thuộc loại nhận diện sai sót thông thường nhất là: verb tense, word choice, word form, use of comparisons,…