Phần mở đầu
Mục lục
Bài tập dịch
A Mixed Economy: the United States System | Một nền kinh tế hỗn hợp: hệ thống kinh tế Mỹ |
The economic system of the United States is principally privately owned. This system is often referred to as the “free enterprise system” and can be contrasted to a socialist economy, which depends heavily on government planning and on public ownership of the means of production. It should be noted that although the United States operates a system of private enterprise, government has to some extent always been involved in regulating and guiding the American economy. Yet despite this history of government intervention, individuals in the United States have always been able to choose for whom they will work and what they will buy. Most important, they vote for officials who will set economic policy. | Hệ thống kinh tế Mỹ chủ yếu là một hệ thống sở hữu tư nhân. Hệ thống này thường được xem là “Hệ thống công ty tự do” và có thể được dùng để so sánh với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc rất lớn vào việc lên kế hoạch của Chính phủ và quyền sở hữu chung về phương tiện sản xuất. Cần phải lưu ý rằng mặc dù nền kinh tế Mỹ vận hành dựa trên một hệ thống công ty tư nhân, ở một chừng mực nào đó, Chính phủ luôn tham dự vào việc điều chỉnh và hướng dẫn nền kinh tế. Tuy vậy, cho dù có quá trình lịch sử can thiệp của Chính phủ, người dân Mỹ vẫn luôn có thể chọn lựa phải làm việc cho ai và phải mua cái gì. Điều quan trọng nhất là họ bỏ phiếu bầu các viên chức sẽ lập chính sách kinh tế. |
Traditionally, the system has been referred to as a “market economy”. Now decisions are made by three groups and it is their dynamic interaction that makes the economy function. Consumers, producers and government make economic decisions on a daily basic, the primary force being between producers and consumers; hence the market economy designation. | Theo truyền thống, hệ thống này được xem là “nền kinh tế thị trường”. Ngày nay, các quyết định do 3 nhóm thực hiện và chính sự tương tác năng động của họ làm cho nền kinh tế vận hành. Người tiêu dùng, nhà sản xuất và Chính phủ hàng ngày đều đưa ra những quyết định của họ, trong đó động lực chủ yếu là giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng; và chính vì vậy mà có cái tên là nền kinh tế thị trường. |
Consumers look for the best values for what they spend while producers seek the best price and profit for what they have to sell. Government, at the federal, state, and local level, seeks to promote the public security, assure fair competition, and provide a range of services believed to be better performed by public rather than private enterprises. Some of these public services include education, the postal (but not the telephone) service, the road system, social statistical reporting and, of course, national defense. | Người tiêu dùng tìm kiếm những giá trị tốt nhất cho những gì họ chi trả trong khi nhà sản xuất tìm kiếm giá tốt nhất và lợi nhuận cho những gì họ phải bán. Chính phủ, ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương, tìm cách thúc đẩy mạng an ninh công cộng, bảo đảm cạnh tranh công bằng, và cung cấp một hệ thống dịch vụ được cho là sẽ có chất lượng tốt hơn nếu do nhà nước quản lý so với tư nhân. Một số trong những dịch vụ công cộng này bao gồm: giáo dục, dịch vụ bưu chính (nhưng không có điện thoại), hệ thống đường sá, báo cáo thống kê xã hội và, tất nhiên là quốc phòng. |
In the United States most people are simultaneously consumers and producers; they are also voters who help influence the decisions of the government. The mixture among consumers, producers and government changes constantly, making a dynamic rather than a static economy. In the last decade, consumers have made their concern known and government has responded by creating agencies to protect consumer interests and promote the general public welfare. In another development, the population and the labor force have moved dramatically from farms to cities, from the fields to the factories, and above all to service industries, thus providing more personal and public services. In today’s economy these providers of services far outnumber producers of agricultural and manufactured goods. | Ở Mỹ, hầu hết mọi người vừa là người tiêu dùng, vừa là nhà sản xuất; họ cũng là những cử tri giúp ảnh hưởng đến các quyết định của Chính phủ. Sự đan xen vai trò của người tiêu dùng, nhà sản xuất và Chính phủ liên tục thay đổi, tạo hơn một nền kinh tế động hơn là tĩnh. Trong thập niên vừa qua, người tiêu dùng đã nêu rõ mối quan tâm của họ và chính phủ đã đáp lại bằng cách tạo ra các cơ quan bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và thúc đẩy phúc lợi công cộng. Trong một diễn biến khác, dân số và lực lượng lao động đã di chuyển từ nông thôn ra thành thị, từ các cánh đồng đến các nhà máy, và trên trên hết là đến các ngành công nghiệp dịch vụ với số lượng lớn, và chính phủ vì vậy đã đem lại nhiều loại hình dịch vụ cá nhân và công cộng hơn nữa. Trong nền kinh tế ngày nay, những nhà cung cấp dịch vụ này đông hơn nhiều so với những nhà sản xuất hàng hóa nông nghiệp và chế phẩm. |
Generally, there are three kinds of businesses: (1) those started and managed personally by single owners or single entrepreneurs; (2) the partnership where two or more people share the risks and rewards of a business, and (3) the corporation where shareholders as owners can buy and sell their shares at any time on the open market. This latter structure, by far the most important, permits the amassing of large sums of money by combining investment of many people, making possible large-scale enterprises. | Nói chung, có ba loại doanh nghiệp: (1) những doanh nghiệp được khởi đầu và quản lý bởi chính chủ nhân hoặc các nhà máy khởi nghiệp mạo hiểm; (2) những doanh nghiệp có sự hùn vốn của hai hay nhiều người hơn chia sẻ rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp, và (3) công ty nơi mà các cổ đông là chủ nhân có thể mua và bán cổ phần của mình vào bất cứ lúc nào ở thị trường mở. Cấu trúc sau cùng là cấu trúc quan trọng nhất, cho phép việc tích lũy những số tiền lớn bằng cách kết hợp đầu tư của nhiều người, tạo điều kiện cho các công ty quy mô lớn ra đời. |